Profin

Điểm tin

Quản lý tài chính cá nhân #28: Làm cách nào để vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính?

Quản lý tài chính cá nhân #28: Làm cách nào để vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính?

Những rắc rối và khó khăn về vấn đề tiền bạc có thể xảy ra với bất kỳ ai. Đặc biệt là sau khi trải qua thời gian dài bị ảnh hưởng do dịch bệnh và lạm phát toàn cầu. Ngay cả khi không bị tác động bởi những yếu tố đó, vẫn có rất nhiều nguyên nhân khác khiến cho một người rơi vào hoàn cảnh thiếu hụt tiền bạc.

Những ảnh hưởng tiêu cực khi gặp rắc rối về tài chính

Có thể bạn không biết, việc rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Theo một nghiên cứu của Giám đốc Khoa học kiêm Tiến sĩ J. Galen Buckwalter, hơn 23% người Mỹ mắc phải một chứng rối loạn có tên là “Acute Financial Stress (AFS) - Căng thẳng tài chính cấp tính”. Những người gặp phải hội chứng này khi họ căng thẳng và lo lắng quá mức về các vấn đề liên quan đến tiền bạc.

Bài viết liên quan: Bạn có biết: Thường xuyên căng thẳng về vấn đề tài chính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần?

Theo kết quả của một khảo sát của Nerdwallet vào năm 2016, 72% người Mỹ tiết lộ rằng họ căng thẳng về chuyện “cơm-áo-gạo-tiền” mỗi ngày. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của họ: giảm hiệu suất làm việc, mất ngủ, rối loạn nội tiết tố, tâm trạng thất thường,... Chính vì thế, bạn cần tìm cách giải quyết rắc rối tài chính nhanh nhất có thể để tránh rơi vào tình trạng trầm trọng hơn.

Thường xuyên căng thẳng và lo lắng về vấn đề tài chính sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Nguồn ảnh: rawpixel.com / Freepik

3 bước để vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính

#1: Xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề

Điều đầu tiên bạn cần làm chính là tìm ra nguyên nhân gì đã đẩy bạn vào tình cảnh khốn khó này. Khi nhận thức được cốt lõi vấn đề, bạn sẽ dễ dàng tìm được phương pháp để giải quyết. Đây là một số nguyên nhân chính gây ra khó khăn tài chính:

  • Nợ tín dụng, nợ vay với mức lãi suất cao.
  • Gia đình có người thân bất ngờ đổ bệnh, cần một số tiền lớn để chi trả.
  • Chi phí sinh hoạt đột ngột tăng cao (mất việc làm do dịch bệnh hoặc công ty giải thể, mới sinh con nhỏ,...).
  • Thua lỗ do quyết định đầu tư - kinh doanh sai lầm.

#2: Lập kế hoạch quản lý - theo dõi ngân sách cá nhân

Bước tiếp theo bạn cần làm đó chính kiểm soát nguồn tiền ra vào. Khi đó, bạn có thể cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết, đồng thời xây dựng thói quen tiết kiệm dễ dàng hơn. Có rất nhiều cách quản lý ngân sách bạn có thể tham khảo, tuy nhiên ProFin sẽ gợi ý cho bạn hai phương thức hiệu quả nhất: đó chính là Zero-Based Budgeting (Lập ngân sách từ con số 0) và nguyên tắc Pareto (hoặc còn gọi là quy tắc 80/20).

#3: Tìm kiếm thêm công việc ngoài giờ

Việc cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm có thể vẫn chưa đủ để vượt qua khó khăn tài chính một cách nhanh chóng. Vì thế, tìm kiếm thêm công việc ngoài giờ để gia tăng thu nhập cũng là một giải pháp cần thiết. Kể từ khi dịch bệnh hoành hành, mô hình làm việc từ xa ngày càng phổ biến hơn. Do đó, bạn có nhiều cơ hội tìm kiếm công việc tự do với giờ làm việc linh hoạt, đồng thời mức thu nhập cũng rất ổn định. Tuy nhiên, để tìm được công việc ngoài giờ phù hợp, bạn nên cẩn thận vì có không ít rủi ro tiềm tàng trên thị trường việc làm tự do hiện nay.


Theo:
Đại Phong
Nguồn:
ProFin

Bạn có thể quan tâm