Điểm tin
Startup tuần qua: Vinh danh ba dự án startup mang lại giá trị cho cộng đồng; Nhượng quyền bưu cục - xu hướng khởi nghiệp 2022

Cùng ProFin điểm qua những thông tin khởi nghiệp nổi bật trong tuần qua.
Nhận vốn đầu tư từ VNG và một số công ty khác, startup game Hàn Quốc thành kỳ lân
Haegin, một startup trò chơi di động có trụ sở tại Hàn Quốc, vừa huy động được 81 triệu USD trong vòng gọi vốn series B với sự tham gia của Kakao Games (Hàn Quốc), NetEase (Trung Quốc) và kỳ lân VNG của Việt Nam. Haegin cho biết, vòng gọi vốn Series B đã đưa giá trị của công ty vượt 1 tỷ USD và gia nhập câu lạc bộ kỳ lân của châu Á.
Theo đại diện VNG, khoản đầu tư này đánh dấu bước đột phá của “gã khổng lồ” game Việt Nam vào thị trường Metaverse.
Xem bài viết đầy đủ tại đây
Ảnh: VNG
Một startup Việt vừa được đầu tư 4,5 triệu trong vòng Series A
Startup Med247 vừa công bố huy động được 4,5 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A, dẫn dắt bởi Altara Ventures cùng 2 thành viên góp vốn là Pavilion Capital, MiRXES. Các nhà đầu tư khác tham gia rót vốn lần này còn có East Ventures, Venturra Ventures và một số nhà đầu tư khác. Trước đó, Med247 từng nhận đầu tư vòng hạt giống từ KK Fund.
Med247 Hoạt động với mô hình Online to Offline (O2O), kết hợp giữa hình thức khám bệnh truyền thống tại chuỗi phòng khám tiện lợi và công nghệ chăm sóc sức khoẻ từ xa, Med247 hiện đang có 3 phòng khám tại Hà Nội và Nam Định. Phòng khám thứ 4 trong hệ thống sẽ được ra mắt trong tháng 4 tại Thanh Hóa.
Xem bài viết đầy đủ tại đây
Ảnh: Med247
Vinh danh ba dự án startup mang lại giá trị cho cộng đồng
Giải thưởng Doanh nhân cộng đồng – Blue Venture Award 4 vừa vinh danh 3 doanh nghiệp xuất sắc nhất mùa 4, các doanh nhân uy tín trong Ban giám khảo, các khách mời và các đơn vị truyền thông báo chí.
Top 3 doanh nghiệp xuất sắc nhất gồm có: VACETCO, VINA SAMEX và SOKFARM.
VACETCO - Công Ty TNHH Xây dựng kỹ thuật môi trường Việt Anh đơn vị cung cấp các thiết bị xử lý nước thải, nước cấp, xử lý khí với hệ thống tích hợp module nhỏ gọn, khép kín hoàn chỉnh, áp dụng các quy trình xử lý và công nghệ hiện đại trên thế giới, vận hành bằng hệ thống lập trình tự động.
VINA SAMEX – Công ty CP Sản xuất và xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất quế và hoa hồi. Mô hình của Vina Samex không chỉ hướng đến nâng tầm giá trị cây quế Việt, mà còn đồng hành giúp bà con nông dân vùng cao tăng thu nhập và nâng cao đời sống từ sản phẩm hồi quế.
SOKFARM - Công ty TNHH Trà Vinh Farm hiện đang phát triển các sản phẩm mật hoa dừa, tạo ra hướng đi mới cho ngành dừa Trà Vinh, góp phần cải thiện kế sinh nhai tại địa phương và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp từ bản địa với chất lượng cao.
Xem bài viết đầy đủ tại đây
Doanhnhansaigon.vn
Nhượng quyền bưu cục: Chìa khóa vàng cho các nhà khởi nghiệp 2022
Hưởng lợi từ sự phát triển thần tốc của nền kinh tế số, lĩnh vực chuyển phát nhanh là môi trường cạnh tranh sôi nổi với dư địa ngày càng lớn cho các nhà khởi nghiệp. Trong đó, mô hình kinh doanh nhượng quyền bưu cục đang trở thành xu hướng startup đầy tiềm năng trong năm 2022.
So với mô hình bưu cục truyền thống, mô hình nhượng quyền thương hiệu bưu cục mang lại lợi ích song hành cho cả hai phía. Phía thương hiệu nhượng quyền có thể nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động đến nhiều tỉnh, thành. Ngược lại, nhà đầu tư bưu cục có thể tận dụng sẵn hệ thống chuyên nghiệp, lượng khách hàng trung thành từ thương hiệu chuyển phát nhanh uy tín. Khác biệt lớn nhất chính là tận dụng được nền tảng công nghệ (website, ứng dụng…) vốn được thương hiệu nhượng quyền đầu tư bài bản, chu đáo. Từ đó, các công ty nhận nhượng quyền có thể chuyển mình mạnh mẽ và hòa nhập với nền kinh tế chia sẻ.
Xem bài viết đầy đủ tại đây
Doanhnhansaigon.vn
Giáo dục trực tuyến Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023
Báo cáo từ tổ chức Ken Research dự báo, quy mô thị trường giáo dục trực tuyến của Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019-2023. Việt Nam nằm trong top 10 thị trường công nghệ giáo dục có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới với tỷ lệ khoảng 44,3%, theo báo cáo công nghệ giáo dục Việt Nam 2021.
Năm 2021, Việt Nam dịch chuyển từ trạng thái “giáo dục ứng phó với đại dịch” sang trạng thái “giáo dục thích nghi với đại dịch”. Theo các nhà quan sát, bước sang năm 2022, công nghệ giáo dục sẽ là công nghệ tiên phong khi nhu cầu sử dụng các nền tảng công nghệ trong lĩnh vực này trở thành nhu cầu thiết yếu.
Xem bài viết đầy đủ tại đây
Doanhnhansaigon.vn